Nguyên tắc vàng khi bị ngộ độc thực phẩm

Nệm Ngủ Ngon - Nguyên tắc vàng khi bị ngộ độc thực phẩm

Khi bị ngộ độc thực phẩm, hầu hết chúng ta đều bị nôn và tiêu chảy, dẫn đến tình trạng dạ dày “yếu ớt”, cơ thể bị mất nước và các chất điện giải. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ra nguy hiểm đến tính mạng, tùy vào mức độ nặng nhẹ của độc tố. Vậy đâu là những nguyên tắc vàng cần áp dụng ngay khi bị ngộ độc thực phẩm?

1. Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm cần sơ cấp cứu ngay

Tình trạng ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra trong vài giờ hoặc vài ngày sau khi ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm. Những triệu chứng này thường không đặc hiệu, có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường gặp bao gồm:

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn hoặc nôn ói
  • Đau bụng
  • Sốt

Ngộ độc Botulism (gây ra bởi vi khuẩn Clostridium botulinum Botulism) là một dạng ngộ độc thực phẩm có thể gây liệt, thậm chí dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời do độc tố Botulinum tấn công vào hệ thần kinh. Độc tố này thường được tìm thấy nhiều trong mật ong, thực phẩm không được bảo quản đúng cách (đóng hộp tại nhà) và thịt hun khói. Những biểu hiện gây ra bởi tình trạng ngộ độc này:

  • Triệu chứng điển hình nhất là khó vận động cả hai bên mặt, xuống cổ và sau đó đến các phần còn lại của cơ thể.
  • Các triệu chứng ở giai đoạn sớm có thể gặp bao gồm nhìn đôi hoặc nhìn mờ, sụp mí mắt, khó nuốt, nói đớt, khó thể.
  • Một số triệu chứng không đặc hiệu khác như nôn ói, đau bụng, tiêu chảy.
  • Bảo quản thực phẩm không đúng cách dễ gây ngộ độc Botulism

Nệm Ngủ Ngon - Uống sữa trước khi đi ngủ có tốt không?

Thông thường, những bệnh phát sinh do thực phẩm thường tự khỏi trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, nếu thấy xuất hiện những biểu hiện bất thường như suy hô hấp, rối loạn ý thức, co giật, không thể gây nôn,… cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để thực hiện các bước xử lý cần thiết.

Đặc biệt, khi thấy những triệu chứng diễn ra lâu ngày như rối loạn tiêu hóa kèo dài lâu hơn 2-3 ngày; đi ngoài ra máu; tiêu ra máu trong vòng 24 giờ; nghi ngờ ngộ độc botulism,… cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

2. Các bước sơ cứu ngộ độc thực phẩm tại nhà

2.1. Gây nôn

Gây nôn thường được áp dụng đối với những người có biểu hiện muốn nôn ói ngay sau khi ăn phải thực phẩm nhiễm độc hay người còn tỉnh táo, chưa có triệu chứng ngộ độc. Lúc này, người bị ngộ độc thực phẩm cần nhanh chóng dùng mọi biện pháp để nôn hết những thức ăn đã ăn vào. Các cách thức có thể áp dụng như uống 1 ly nước muối pha loãng (0,9%) rồi dùng ngón trỏ móc, ngoáy (dân gian thường gọi là móc họng) vào vị trí góc cuống lưỡi gần họng nhằm kích thích cảm giác nôn ở người bệnh. Người bệnh nôn được càng nhiều càng tốt. Điều này giúp hạn chế chất độc có trong thực phẩm ngấm vào cơ thể, phát tán và gây hại.

Gây nôn càng sớm càng tốt để chất độc không ngấm vào cơ thể và gây hại

Những lưu ý trong lúc gây nôn:

  • Nếu người bệnh nằm nôn, cần để người bệnh nằm nghiêng, kê cao đầu để chất độc không bị trào ngược vào phổi, hạn chế nguy cơ tử vong do sặc hoặc ngạt thở.
  • Đối với trẻ em, người hỗ trợ cần thực hành động tác gây nôn khéo léo tránh gây trầy xước cổ họng trẻ.
  • Đối với người đã rơi vào trạng thái hôn mê thì không nên kích nôn vì dễ gây sặc, ngạt thở.
2.2. Cho người bệnh nghỉ ngơi và uống nhiều nước

Trường hợp người bị ngộ độc thực phẩm nôn và tiêu chảy nhiều lần có thể gây tình trạng mất nước. Lúc này cần cho người bệnh nghỉ ngơi và uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước.

  • Nếu trẻ bị nôn, hãy cho trẻ uống nước từng ngụm nhỏ để bù nước cho trẻ.
  • Nếu người bệnh có kèm theo tiêu chảy hoặc chỉ bị tiêu chảy, điều quan trọng nhất là cố gắng thay thế chất lỏng và lượng muối đã mất. Lúc này, có thể sử dụng dung dịch nước bù điện giải Oresol.

Nệm Ngủ Ngon - 8 thói quen xấu vô tình khiến bạn tăng cân khi ngủ

2.3. Uống Oresol

Nếu sử dụng dung dịch oresol để bù nước cho người bệnh, người hỗ trợ cần phải đọc kỹ hướng dẫn, pha nước theo đúng liều lượng chỉ định, không sử dụng dung dịch đã pha quá 24 tiếng, không đun sôi dung dịch…

Trường hợp, ngộ độc tập thể xảy ra, cần chia dung dịch oresol riêng cho từng người, không uống chung để tránh người bị ngộ độc nhẹ có thể chuyển biến nghiêm trọng hơn.

2.4. Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp

Quan sát người bệnh, nếu thấy tình trạng thở khó, cảm giác nghẹt thở thì nên dùng tay sạch kéo lưỡi người bệnh ra ngoài, tránh tụt vào trong, giúp người bệnh dễ thở hơn.

2.5. Theo dõi nhịp tim

Trường hợp ngộ độc thực phẩm nặng, người bệnh có thể có các dấu hiệu như loạn nhịp tim, khó thở hay tụt huyết áp.

2.6. Đưa đến cơ sở y tế

Sau khi tiến hành quy trình sơ cứu ngộ độc thực phẩm bao gồm các cách gây nôn, bù nước,… dù tình trạng người bệnh có dấu hiệu tỉnh táo vẫn cần được đưa tới các cơ sở ý tế gần nhất để kiểm tra và tiến hành thực hiện các bước cấp cứu khi cần thiết.

Dựa theo kết quả đánh giá lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm một số kỹ thuật như xét nghiệm máu, cấy phân,… nhằm tìm kiếm sự hiện diện của vi sinh vật gây bệnh, giúp xác định chính xác nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và có hướng xử trí phù hợp.

Nệm Ngủ Ngon - Nguyên tắc vàng khi bị ngộ độc thực phẩm

3. Những điều cần lưu ý trong quá trình trước, trong và sau khi bị ngộ độc

Khi phát hiện tình trạng ngộ độc thực phẩm (thông qua các dấu hiệu nhận biết như trên), người sơ cứu có thể dùng túi kín lưu giữ lại những mẫu thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc hoặc thức ăn người bệnh vừa nôn để bác sĩ có thể nhanh chóng xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

Sau khi tình trạng ngộ độc thuyên giảm, người bệnh cần lưu ý:

  • Ăn uống từ từ trở lại với những thức ăn nhạt, dễ tiêu như bánh mì, cơm, thịt gà, chuối,…
  • Ngừng ăn nếu cơn buồn nôn quay trở lại. Tránh các sản phẩm từ sữa, rau sống, caffeine, rượu, nicotin, thức ăn có nhiều chất béo hoặc cay trong vài ngày.
  • Cân nhắc có thể dùng thuốc acetaminophen để giảm khó chịu, tuy nhiên nếu mắc bệnh gan bạn nên tư vấn bác sĩ.
  • Không sử dụng thuốc chống tiêu chảy vì có thể làm chậm quá trình loại bỏ vi khuẩn khỏi các cơ quan tiêu hóa.

Nguồn: tamanhospital

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *