Đau thắt lưng dưới gây cảm giác khó chịu, làm bạn bị hạn chế vận động bởi những cơn đau nhức khi xoay hông. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này, và làm thế nào để chữa trị? Cùng Nệm Ngủ Ngon tham khảo ngay bài viết sau đây nhé!
Đau thắt lưng dưới là một nhóm bệnh lý thường gặp, có khoảng 65 – 80% dân số bị đau lưng ít nhất 1 lần trong đời. Đau thắt lưng là tình trạng xuất hiện triệu chứng đau từ vị trí xương sườn thấp xuống đến nếp mông.
1. Nguyên nhân gây đau thắt lưng dưới
1.1. Căng cơ
Tình trạng đau thắt lưng có thể xảy ra cấp tính sau một chấn thương vào vùng thắt lưng hoặc sau những vận động mạnh, gắng sức của vùng lưng gây căng cơ vùng thắt lưng.
Đau thường biểu hiện đột ngột, đau nhiều, dữ dội, khối cơ cạnh cột sống căng cứng. Người bệnh khó thực hiện các động tác cúi hoặc xoay người, đau tăng khi thay đổi tư thế.
1.2. Thoát vị đĩa đệm
Một nguyên nhân gây đau thắt lưng là do thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhày đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí giải phẫu bình thường, gây chèn ép dây thần kinh. Thoát vị đĩa đệm hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng do vùng thắt lưng chịu áp lực lớn của trọng lực cơ thể.
Triệu chứng đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm thường là đau mạn tính. Thoát vị đĩa đệm gây đau vùng lưng kéo dài, tăng dần và thường đau tăng khi lao động nặng.
1.3. Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa là tình trạng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa hay thần kinh hông to. Đau thần kinh tọa có thể đau vùng thắt lưng dưới dọc xuống mông, mặt sau đùi đi xuống cẳng và bàn chân.
Đau thần kinh tọa có thể gặp đau 1 hoặc cả 2 bên, đau âm ỉ, liên tục, đôi khi đau thành cơn dữ dội. Có nhiều nguyên nhân gây đau thần kinh tọa, thường gặp do thoát vị đĩa đệm, viêm dây thần kinh, u vùng thắt lưng gây chèn ép,…
1.4. Hẹp ống sống
Hẹp ống sống là tình trạng thu hẹp lỗ ống sống gây chèn ép tủy sống và các dây thần kinh. Hẹp ống sống có thể do các nguyên nhân như u chèn ép, thoát vị đĩa đệm, gai đốt sống,…
Hẹp ống sống có thể gây tình trạng đau lưng dưới kèm theo tê bì, yếu cơ 2 chi dưới. Một số trường hợp nặng có thể biểu hiện hội chứng chùm đuôi ngựa hoặc liệt chi dưới,…
1.5. Cong vẹo cột sống
Cong vẹo cột sống là tình trạng các thân đốt sống bị xoay khỏi vị trí bình thường theo trục giải phẫu, khiến cho cột sống mất đi các đường cong sinh lý. Cong vẹo cột sống vừa gây đau vùng thắt lưng vừa ảnh hưởng tới sinh hoạt và thẩm mỹ.
Cong vẹo cột sống thường gặp ở trẻ em do ngồi sai tư thế, cột sống chưa ổn định hoặc ở những người thường xuyên bê vác nặng.
1.6. Loãng xương
Một nguyên nhân khác gây đau thắt lưng là loãng xương. Loãng xương thường gặp ở nhóm phụ nữ sau mãn kinh. Bệnh diễn biến từ từ, không biểu hiện triệu chứng gì đặc hiệu.
Loãng xương thường gây các hậu quả như dễ xẹp thân đốt sống, đau dây thần kinh tọa, cong vẹo cột sống,…
1.7. Các nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác có thể gây tình trạng đau thắt lưng như:
- Viêm, nhiễm trùng: viêm các khớp đốt sống gây tình trạng đau thắt lưng.
- Thoái hóa đốt sống: là tình trạng các thân và gai đốt sống bị suy yếu, không đảm bảo được cấu trúc và chức năng bình thường của cột sống.
2. Cách chẩn đoán bệnh đau thắt lưng dưới
- Chụp X-quang: Đây là xét nghiệm đơn giản, chi phí thấp và đôi khi còn có thể phát hiện sỏi tiết niệu kèm theo.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): xét nghiệm có giá trị trong chẩn đoán nguyên nhân gây đau thắt lưng, cho phép quan sát rõ các tổn thương vùng thắt lưng và tủy sống.
- Chụp CT-scanner: có giá trị chẩn đoán tổn thương quanh đốt sống cũng như nguyên nhân, đánh giá sơ bộ các tổn thương ổ bụng kèm theo trong những trường hợp chấn thương.
- Đo điện cơ (EMG): đánh giá cơ lực, khả năng co cơ và phát hiện cơ yếu, liệt.
- Xét nghiệm máu định hướng đau lưng kiểu viêm, bao gồm: công thức máu, tốc độ máu lắng.
3. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Trong những trường hợp sau, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:
- Đau thắt lưng khởi phát sau chấn thương, té ngã, mang vác vật nặng.
- Đau thắt lưng kèm tình trạng sụt cân không lý giải được, đặc biệt ở bệnh nhân lớn tuổi.
- Đau thắt lưng nhiều về đêm, tăng khi vận động, không giảm khi nghỉ ngơi.
- Đau thắt lưng kèm triệu chứng rối loạn tiểu tiện, yếu liệt chân đột ngột.
4. Các phương pháp chữa bệnh
Tùy theo nguyên nhân gây đau thắt lưng, bác sĩ sẽ lựa chọn các biện pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân:
- Thuốc: Trước tiên, bạn sẽ cần dùng thuốc giảm đau, có thể kèm theo các thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Các loại thuốc khác giúp giảm đau, giãn cơ, giảm tình trạng co thắt các khối cơ vùng lưng.
- Vật lý trị liệu: các bài tập vật lý trị liệu giúp tăng cường cơ bắp, tăng khả năng co giãn cơ, sức bền của cơ, hỗ trợ nâng đỡ và bảo vệ cột sống của bạn. Các bài tập cũng giúp cải thiện độ dẻo dai và linh hoạt của cơ thể, từ đó, hạn chế được chấn thương khác.
- Xoa bóp bằng tay: Thực hiện các động tác xoa bóp làm thư giãn các khối cơ bị căng, giảm đau và cải thiện tư thế.
- Tiêm thuốc nội khớp: Một số trường hợp viêm nặng, kéo dài, viêm không đáp ứng với các loại thuốc uống thông thường, bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc vào giữa các khớp của vùng lưng dưới bị đau. Thông thường các thuốc được sử dụng để tiêm là thuốc nhóm steroid làm giảm đau, chống viêm và hạn chế được tác dụng phụ của thuốc khi dùng đường toàn thân.
- Phẫu thuật: Một số nguyên nhân gây đau thắt lưng cần can thiệp phẫu thuật. Thông thường rất hạn chế chỉ định phẫu thuật và thường chỉ sử dụng các phẫu thuật xâm lấn tối thiểu vào vùng thắt lưng.

Xem thêm: Nệm dành cho người bị đau lung
Nếu bạn có nhu cầu mua sắm các sản phẩm Nệm chính hãng thì đừng ngần ngại ! Hãy liên hệ ngay một trong những số điện thoại dưới đây để được tư vấn miễn phí nhé.
0818 179 479 - 0914 273 275 - 0934 97 97 51 ( Thời gian làm việc từ 8am - 5pm). Hoặc bạn có thể đến trực tiếp cửa hàng Nệm Ngủ Ngon tại địa chỉ số: 316/15 Tây Thạnh, P.Tây Thạnh, Q. Tân Phú để có được trải nghiệm chân thật nhất về sản phẩm trước khi quyết định mua hàng.Nệm Ngủ Ngon - Thế giới của những giấcmơ.
Bài liên quan