Nếu không tính đến thời gian đi làm cũng như sinh hoạt thì có lẽ nệm là vật dụng đồng hành với bạn nhiều nhất mỗi ngày. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, nệm sẽ không tránh khỏi tình trạng bị ướt vì nhiều nguyên nhân. Bạn vô tình hoặc bị vấp, trẻ con đùa giỡn làm đổ nước lên nệm, và trường hợp này có lẽ ai trong chúng ta cũng từng gặp phải: Em bé tè dầm hoặc ói lên nệm. Nệm Ngủ Ngon sẽ hướng dẫn cho bạn cách xử lí khi vô tình làm đổ chất lỏng lên nệm, giúp bạn không phải lo lắng khi tấm nệm của mình bị ướt nè !
Đối với tất cả các loại nệm, việc đầu tiên bạn cần làm khi phát hiện có chất lỏng đổ lên là lột hết tất cả lớp áo ngoài của nệm ra. Vậy nên đối với những loại nệm được may kín như nệm lò xo, nệm được may chần kín, bạn nên sử dụng 1 hoặc 2 lớp drap bên ngoài để bảo vệ nệm (vì không thể mở lớp áo nệm ra được). Sau đó tùy vào từng chất liệu nệm mà ta sẽ có cách xử lí khác nhau.
Đối với nệm cao su
- Đầu tiên bạn cần dùng khăn khô ráo để lau và thấm hút bớt chất lỏng nhiều nhất có thể.
- Dùng bột baking soda hoặc phấn rơm trẻ em chuyên dụng rắc lên vị trí bị ướt để hút ẩm cũng như khử bớt mùi.
- Đem nệm ra phơi ở nơi có gió và ánh sáng nhẹ. Nếu bạn không thể mang đi phơi vì nệm quá nặng hoặc không có không gian, bạn có thể bật quạt để nệm nhanh khô hơn.
- Bạn lưu ý tuyệt đối không được dùng nhiệt như bàn ủi, máy sấy, ánh nắng mặt trời nóng gắt để làm khô vì nệm cao su có thể bị biến dạng khi gặp nhiệt độ cao.
Đối với nệm lò xo
- Bạn có thể sử dụng nước soda phun lên bề mặt nệm. Nước soda là một chất rắn màu trắng có dạng tinh thể, có tính kiềm nên khử sạch mùi và vết bẩn rất tốt.
- Chờ trong vài phút, tốt nhất là từ 25 – 30 phút để nước soda thấm vào bề mặt nệm. Sau đó bạn sử dụng máy hút bụi để làm khô nước soda trên bề mặt. Nếu không có máy hút bụi bạn cũng có thể dùng quạt thổi trực tiếp để làm nệm mau khô hơn.
Đối với nệm bông ép
- Bạn cần nhanh chóng dùng 1 chiếc khăn khô ấn thật mạnh vào vị trí bị ướt nhiều lần, mục đích là để chất lỏng được hút ngược lại vào khăn.
- Trường hợp nệm bị ướt bởi chất lỏng có mùi thì bạn nên dùng cồn để loại bỏ mùi hôi. Sau khi thấm hết nước ra khỏi nệm, hãy đổ lên đó một ít cồn 90 độ. Sau 1 – 2 h cồn sẽ tự bốc hơi.
- Sau đó bạn có thể mang nệm bông ép ra phơi dưới ánh nắng trực tiếp hoặc dùng quạt để hong khô đều được.
Đối với nệm PE
- Do chất lỏng rất khó thấm qua chất liệu PE, nên khi nệm bị ướt bạn chỉ đơn giản là lau đi sau đó dùng quạt để làm nệm mau khô.
- Bạn lưu ý rằng nệm PE cũng sẽ bị biến dạng khi gặp nhiệt độ cao, nên đừng sử dụng máy sấy hay mang phơi dưới ánh nắng mặt trời quá gắt nhé.
Với những kiến thức vừa chia sẻ bên trên, hi vọng bạn sẽ không phải cuống tay chân hay lo về chất lượng của tấm nệm, cũng như có thêm kinh nghiệm xử lí khi có chất lỏng đổ lên nệm.
Bài liên quan