7 phong tục truyền thống dịp Tết của người Việt

Nệm Ngủ Ngon

Trong tiếng Hán gốc thì Nguyên nghĩa là đầu; Ðán nghĩa là buổi sớm mai, vậy Nguyên Đán có nghĩa là buổi sớm mai đầu tiên trong năm mới. Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Ta, Tết âm lịch, Tết Cổ truyền hay chỉ đơn giản là Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Trung Hoa và văn hóa Đông Á. Phong tục truyền thống dịp Tết của người Việt Nam cũng vì đây mà rất đa dạng và phong phú.

7 phong tục truyền thống dịp Tết Nguyên Đán là gì và từ khi nào ngày Tết theo lịch mặt trăng này trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa, tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam? Cùng Nệm Ngủ Ngon tìm hiểu vè những phong tục này ở ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Cúng ông Táo

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm gọi là ngày tiễn ông Táo về trời gặp Ngọc Hoàng để báo cáo tình hình nhà gia chủ sau một năm. Vào ngày này, mỗi nhà chuẩn bị mâm cúng & có tục thả cá chép “về trời” trước 12h trưa. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón Tết.

Nệm Ngủ Ngon - 7 phong tục truyền thống dịp Tết của người Việt Nam

2. Dựng cây nêu

Tuy ngày nay không còn nhiều nơi duy trì tục lệ này nhưng đây có thể coi là phong tục ngày Tết đặc biệt ở mỗi làng quê Việt Nam xưa. Cây nêu ở đây là cây tre dài khoảng 2,5 – 3 mét được dựng trước sân nhà vào buổi tối trước giao thừa. Trên ngọn nêu có buộc nhiều vật dụng khác ví như cái túi nhỏ đựng trầu cau và ống sáo, những miếng kim loại lớn nhỏ. Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu… Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu.

Nệm Ngủ Ngon - 7 phong tục truyền thống dịp Tết của người Việt Nam

3. Ăn tất niên

Sau ngày cúng ông Táo, các gia đình chọn một ngày để tổ chức tất niên. Tục xua chọn ngày 30 cuối năm nhưng ngày nay, tùy vào thời gian phù hợp của gia chủ. Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn bữa cơm gia ấm cúng. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên.

Nệm Ngủ Ngon - 7 phong tục truyền thống dịp Tết của người Việt Nam

4. Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả mỗi vùng miền lại bày biện khác nhau nhưng tựu chung lại, mâm ngũ quả là những loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, đáp ứng đủ cho nhu cầu hoạt động của con người và thể hiện ước vọng của gia đình bước sang năm mới được no đủ.

Nệm Ngủ Ngon

5. Cúng giao thừa

Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết. Nó đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, nó được gọi là Giao thừa hoặc sang canh. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà.

Mâm lễ cúng Tất niên tùy theo điều kiện gia đình cũng như phong tục tập quán mỗi vùng có thể thịnh soạn hay thanh đạm, tuy nhiên một số thành phần bắt buộc phải có khi cúng theo phong tục của người Việt Nam gồm: hương hoa, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng, cỗ mặn được bày biện đầy đặn, trang nghiêm.

Nệm Ngủ Ngon - 7 phong tục truyền thống dịp Tết của người Việt Nam

6. Xông đất

Ngày mồng Một (tháng Giêng) là ngày Tân niên đầu tiên và được coi là ngày quan trọng nhất trong toàn bộ dịp Tết. Không kể những người tốt số, hợp tuổi được mời đi xông đất, vào sáng sớm ngày này, người Việt thường không ra khỏi nhà, chỉ bày cỗ cúng Tân niên, ăn tiệc và chúc tụng nhau trong nội bộ gia đình.

7. Lì xì

Người lớn thường tặng trẻ em tiền bỏ trong một bao giấy đỏ, hay “hồng bao”, gọi là “lì xì” với những lời chúc chóng lớn, ngoan ngoan, giỏi giang. Theo cổ tích Trung Quốc thì trong “hồng bao” có 8 đồng tiền (là Bát Tiên hóa thân) được đặt dưới gối đứa trẻ để xua đuổi quỷ đến quấy nhiễu, vì ma sẽ sợ giấy màu đỏ.

Việc duy trì phong tục ngày Tết không chỉ là nét văn hóa đặc trưng của người Việt mà còn là cách để nhắc con cháu nhớ về tổ tiên nguồn cội, để tình thân thêm bền chặt.

Nệm Ngủ Ngon

Nguồn: genvita.vn

7 phong tục truyền thống dịp Tết Nguyên Đán trong bài viết là những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam vào những ngày Tết. Nệm Ngủ Ngon chúc bạn và gia đình một năm mới thật dồi dào sức khỏe và hạnh phúc bên gia đình, người thân.

Nếu bạn có nhu cầu mua sắm các sản phẩm Nệm chính hãng thì đừng ngần ngại ! Hãy liên hệ ngay một trong những số điện thoại dưới đây để được tư vấn miễn phí nhé.  

0818 179 479 - 0914 273 275 - 0934 97 97 51 ( Thời gian làm việc từ 8am - 5pm). Hoặc bạn có thể đến trực tiếp cửa hàng Nệm Ngủ Ngon tại địa chỉ số: 316/15 Tây Thạnh, P.Tây Thạnh, Q. Tân Phú để có được trải nghiệm chân thật nhất về sản phẩm trước khi quyết định mua hàng.
Nệm Ngủ Ngon - Thế giới của những giấcmơ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xem trực tiếp Socolive TV hôm nay

Xem VaoroiTV tiếng Việt

Xem trực tiếp bóngá Cakhia TV